Thứ 2, 06/11/2023
Administrator
1899
06/11/2023, Administrator
1899
Trẻ khuyết tật là những trẻ em mà cơ thể có khiếm khuyết về cấu trúc hoặc suy giảm về các chức năng cơ bản, dẫn đến hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, vui chơi, học tập và tham gia lao động. Việc chăm sóc và hỗ trợ trẻ khuyết tật đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của người thân, gia đình và xã hội để đảm bảo trẻ có cơ hội phát triển và tham gia vào các hoạt động cộng đồng một cách bình đẳng. Dưới đây là một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật vận động mà phụ huynh cần lưu ý:
- Yếu tố di truyền: Khuyết tật vận động có thể được truyền từ thế hệ cha mẹ đến con cái thông qua di truyền. Ngoài ra còn liên quan đến các biến đổi gen hoặc nhiễm sắc thể. Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh nếu trong gia đình có người thân đã mắc bệnh tương tự.
- Nhiễm trùng bẩm sinh: Những bệnh nhiễm trùng như Rubella, nhiễm Cytomegalovirus…
đều gây ra khuyết tật bẩm sinh, đặc biệt là thần kinh và não bộ.
- Độc chất trong môi trường: Môi trường sống của mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích như thuốc lá, uống cồn, hoặc tiếp xúc với hóa chất có thể tạo ra môi trường không an toàn cho sự phát triển của thai nhi.
- Các vấn đề khi sinh: Quá trình sinh đẻ có thể gây ra các tổn thương về hệ thần kinh hoặc não bộ cho trẻ, chẳng hạn như sinh non
- Nguyên nhân sau sinh: Tai nạn, té ngã, va đập đầu cũng có thể gây tổn thương và dẫn đến các dạng khuyết tật vận động ở trẻ.
Khuyết tật vận động là một trong những loại khuyết tật dễ nhận biết nhất, nhưng thường là cho đến khi trẻ bắt đầu ngồi hoặc bò.
Các biểu hiện suy giảm chức năng vận động phụ huynh có thể quan sát thấy như:
- Chậm phát triển vận động: Trẻ khuyết tật vận động thường phát triển chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Việc không. Phát triển vận động như bò, ngồi, biết đi, không thể thực hiện các cử động hoặc xoay đầu cổ theo ý muốn.
- Vận động yếu kém và chậm chạp: Trẻ suy giảm chức năng vận động thường thể hiện sự yếu kém và chậm chạp trong các hoạt động vận động. Không thể nhanh nhẹn như các trẻ khác trong việc tham gia các hoạt động vận động, chẳng hạn như chạy, nhảy, thể thao…
- Phản xạ bất thường: Trẻ có thể thể hiện các phản xạ bất thường như không thể giữ được thăng bằng, té ngã thường xuyên. Điều này có thể do khả năng cân bằng và điều phối bị ảnh hưởng.
- Suy giảm chức năng thần kinh: Suy giảm chức năng vận động thường liên quan đến suy giảm chức năng thần kinh, dẫn đến các hành vi bất thường như cầm nắm kém, tư thế nằm không ổn định, di chuyển chậm chạp và phản xạ kém.
Các dạng khuyết tật vận động ở trẻ bao gồm một loạt các vấn đề cụ thể liên quan đến cơ, xương, khớp và hệ thần kinh. Bao gồm các hội chứng như: bàn chân bẹt, vẹo cổ, khớp giả bẩm sinh, chân vòng kiềng…
Khi phát hiện con mắc phải khuyết tật vận động bất kỳ phụ huynh nào cũng hết sức lo lắng, buồn bã, tuy nhiên sự hỗ trợ của gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con phát triển và thích ứng với cuộc sống.
Việc chăm sóc trẻ khuyết tật là một hành trình đầy thách thức không chỉ về mặt tài chính mà còn cả tinh thần và sức khỏe. Gia đình nên tìm hiểu kĩ về tình trạng khuyết tật của con, hiểu rõ về các yếu điểm cũng như tiềm năng của con, ngoài ra cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ và các chuyên gia để có những hướng dẫn và kế hoạch chăm sóc trẻ cụ thể.
Gia đình nên khuyến khích cũng như tạo điều kiện để trẻ tham gia vào các mô hình giáo dục, điều này đảm bảo rằng trẻ có môi trường học tập và phát triển tốt. Cần phải tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện không chỉ khía cạnh học tập mà còn về mặt xã hội tinh thần và kĩ năng sống hằng ngày.
Có rất nhiều khó khăn mà trẻ khuyết tật cần phải đối mặt, không chỉ những vấn đề khiếm khuyết của bản thân mà còn liên quan đến vấn đề tâm lý, cái nhìn của xã hội. Gia đình chính là chỗ dựa tinh thần to lớn, nâng đỡ và tiếp thêm sức mạnh diệu kỳ giúp trẻ tự tin, mạnh mẽ đối mặt và vượt qua khó khăn.
Trên đây là những chia sẻ về trẻ khuyết tật vận động và biện pháp giúp trẻ vượt qua khó khăn. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin vui lòng liên hệ về Trung tâm dưỡng sinh phục hồi Dr. Hùng qua Hotline để được tư vấn.
Chi nhánh 1: 400-402 Nguyễn Thái Sơn, Phường 5, Quận Gò Vấp, Tp. HCM.
Hotline: 0908.010.743
Chi nhánh 2: Số 19, đường Nguyễn Tất Thành (đoạn nối dài), Khóm 2, Phường 2, Thành phố Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp.
Hotline: 0918.559.030
Chi nhánh 3: 60-62 Hà Huy Tập, Phường Hà Huy Tập, TP. Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh.
Hotline: 0983.511.872
Hãy tham gia vào hành trình này và trải nghiệm sự thay đổi thần kỳ của bản thân!